Đăng ký thương hiệu

Cần làm gì trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

1886 người đọc

TUỆ NGUYỄN LEGAL - Để xây dựng một thành công một thương hiệu ngoài các yếu tố về chất lượng dịch vụ, hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng thì việc xây dựng, đăng ký, sử dụng, bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu là rất quan trọng và cần thực hiện một cách bài bản, khoa học.

Để xây dựng một thành công một thương hiệu ngoài các yếu tố về chất lượng dịch vụ, hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng thì việc xây dựng, đăng ký, sử dụng, bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu là rất quan trọng và cần thực hiện một cách bài bản, khoa học.

 

Lần lượt chúng tôi sẽ đề cập đến từng vấn đề trong các bài viết khác nhau.

 

Trong phạm vi giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số kinh nghiệm và lời khuyên cho các doanh nghiệp về các công việc cần làm trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

 

1. Lên ý tưởng về nhãn hiệu:

 

Thực tế, Ý tưởng về nhãn hiệu thường bắt nguồn từ tên doanh nghiệp, từ thói quen, từ thói quen do quan sát, nghe, phim ảnh...

 

Thông thường, ngay trước khi thành lập doanh nghiệp, nhà quản trị thường tìm kiếm về tên các doanh nghiệp nổi tiếng hoặc các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh. Thói quen này hình thành do suy nghĩ rất tự nhiên của con người đó là tận dụng được các giá trị thương hiệu đã có của doanh nghiệp đó hoặc mong tìm kiếm được cơ hội do thói quen của người tiêu dùng, hoặc đơn giản hơn ý tưởng về tên doanh nghiệp xuất phát từ chính các lĩnh vực kinh doanh chính. Ví dụ như cụm từ “Kem tràng tiền” hoặc cụm từ “WINDOW” đã được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kem, hoặc sản xuất cửa sổ đặt tên có gắn cụm từ “Kem tràng tiền”, “Window” vào tên của doanh nghiệp của mình. Như vậy, từ thói quen này vô hình chung việc xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp sẽ rất khó nếu dựa vào tên doanh nghiệp, dựa vào lĩnh vực kinh doanh đặc thù hay dựa chính vào tên gọi của hàng hoá, dịch vụ bởi lẽ nhãn hiệu chỉ cấp cho một tổ chức cá nhân (ngoại trừ nhãn hiệu tập thể) và nhãn hiệu sẽ không đáp ứng khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu chỉ là tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ.

 

Ngoài ra, ý tưởng về nhãn hiệu xuất phát từ các thói quen có được do quan sát (quen mắt) hay do các thông tin, âm thanh (quen tai) mà chúng ta nghe được. Ví dự Một người khi khi bắt tay vào lĩnh vực sản xuất, mua bán Sơn sẽ thường để ý quan sát đến các nhãn hiệu và màu sắc, cách trình bày sản phẩm sơn của các công ty Sơn đã có hoặc chí ít là quan sát xem cách trang trí, trình bày bao bì sản phẩm, Biển hiệu của các cửa hàng bán sơn xem họ trang trí ra sao và lâu dần những hình ảnh, màu sắc đó đã ăn sâu vào suy nghĩ của họ và trong phần nhiều các nhà quản lý thì việc hình thành ý tưởng về nhãn hiệu sẽ bắt đầu từ những thói quen trên. Thói quen này vô hình chung cũng làm cho việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn do các nhãn hiệu quen thuộc đó đã được cấp Văn bằng bảo hộ trước đó hoặc chí ít họ đã nộp đơn đăng ký.

 

Ngoài ra, ý tưởng về nhãn hiệu còn xuất phát từ sở thích hoặc cũng có thể là tên địa danh, tên riêng của nhà quản lý hoặc là tên của người thân của họ như Babylon, Amazon, Toàn cầu, Hà Nội, Việt Nam...

 

2. Tập hợp các ý tưởng về nhãn hiệu thành danh sách

 

Sở dĩ nhà quản lý phải tiến hành công việc này xuất phát từ thực tế là các ý tưởng về nhãn hiệu có thể đến bất kỳ thời điểm nào và như vậy nếu chúng ta không kịp thời ghi lại thì có thể chúng ta sẽ quên khi cần thiết. Ngoài ra, trong danh sách nhãn hiệu nhà quản lý cũng nên ghi rõ các nguồn xuất phát ý tưởng (nếu có) để tiện việc kiểm tra, đánh giá nhãn hiệu sau này.

 

3. Tự kiểm tra các nhãn hiệu

 

Trên cở sở danh sách các ý tưởng về nhãn hiệu, thông qua mạng tìm kiếm trên internet, qua báo đài, tạp chí,…nhà quản lý nên kiểm tra lại xem trong danh sách đó thì nhãn hiệu nào mình thích, xây dựng thang điểm, các lưu ý cần thiết (nếu có), các nhãn hiệu tương tự của các doanh nghiệp khác, mức độ nổng tiếng của các nhãn hiệu, mối quan hệ giữa Doanh nghiệp đó với mình nếu có..

 

4.  Tìm đến các Văn phòng luật sư có kinh nghiệm nhờ tư vấn, tra cứu, đánh giá nhãn hiệu

 

Để tiết kiệm thời gian cũng như các chi phí để thuê thiết kế nhãn hiệu, in bao bì, biển hiệu của công ty hoặc tối thiểu là in cacvisit. Tốt nhất trước khi tiến hành các công việc trên, nhà quản lý nên tìm tới các luật sư các chuyên gia về tư vấn nhãn hiệu. Để việc tư vấn được hiệu quả nhà quản lý lên mang theo danh sách các nhãn hiệu theo ý tưởng, thang điểm hoặc thứ tự ưu tiên lựa chọn và kèm theo đó là các thông tin yêu cầu như các danh mục hành hoá, dịch vụ mang nhãn, các đối thủ cạnh tranh, các thông tin mà mình đã tự tìm kiểm tra trước đây.

 

Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về nhãn hiệu cũng như các dự liệu đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định đăng ký tại Việt Nam, các chuyên gia hoặc luật sư sẽ tìm kiếm các nhãn hiệu trùng lặp hoặc các nhãn hiệu tương tự có cùng nhóm hàng hoá, dịch vụ. Quá trình tìm kiếm cũng không loại trừ các nhãn hiệu được coi là nổi tiếng (không phụ thuộc vào việc có đăng ký hoặc có cùng nhóm) với các nhãn hiệu trong danh sách của nhà quản lý. Sau khi có được tập hợp các danh sách tuỳ theo điều kiện tìm kiếm các luật sư hoặc chuyên gia sẽ đưa ra các ý kiến tư vấn về khả năng đăng ký bảo hộ đối với từng nhãn hiệu, các lời khuyên về việc có cần thiết phải thêm, bớt, phối màu, cách điệu cho các nhãn hiệu để tăng khả năng bảo hộ nhãn hiệu hay không.

 

5. Thiết kế nhãn hiệu

 

Trên cơ sở lời khuyên tư vấn của luật sư, Nhà quản lý tự thiết kế các nhãn hiệu hoặc nhờ công ty thiết kế chuyên nghiệp để thiết kế nhãn hiệu.

 

6. Tra cứu lại nhãn hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu

 

Tại sao cần thiết phải tra cứu lại nhãn hiệu? Sở dĩ có việc làm này là nhằm đảm bảo khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cao nhất bởi lẽ. Với các nhãn hiệu trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn được đăng ký với các nhóm hàng hoá, dịch vụ tương tự nhưng có nhiều người nộp đơn tại các thời điểm khác nhau thì sẽ ưu tiên cho người có ngày nộp đơn sớm nhất. Như vậy, thông thường kể từ khi luật sư tư vấn và tra cứu đến ngày nộp đơn phải mất một khoản thời gian tối thiếu là vài ngày và trong những ngày đó rất có khả năng có ai đó đã nộp đơn đăng ký với các nhãn hiệu trùng lặp hoặc tương tự.

 

7. Trực tiếp hoặc thông qua các văn phòng luật sư có chức năng đại diện để nộp đơn:

 

Sau khi kiểm tra, nếu thấy khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cao, người nộp đơn có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho các tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

 

 
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOẶC YÊU CẦU DỊCH VỤ, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
 
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
 
 
Liên hệ Tư vấn thủ tục; Hồ sơ; Báo phí:

Vui lòng gọi: 0914.900680 - 0983.372401

 

Websites:

http://giayphepkinhdoanh.org: Chuyên trang Lập cty, Thay đổi ĐKKD, Giấy phép con 

http://dangkybanquyen.net.vn Chuyên trang Đăng ký Logo, Nhãn hiệu, Bản quyền

http://thutucdautu.net Chuyên trang Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 

Văn phòng Giao dịch:

Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, Số 105 phố Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805 - Email: LuatTueNguyen@gmail.com

 

Về Tuệ Nguyễn Legal

- Hồ sơ Năng lực tư vấn

- Vì sao Nên chọn Chúng tôi

Các dịch vụ khác

Văn phòng Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, Số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Email: LuatTueNguyen@gmail.com

Tel: 04.3992.7805 - Hotline: 0983.372401

 

Văn phòng TP.HCM

Địa chỉ: Số 79 Trương Định, Bến Thành, quận 1, TP.HCM 

Email: LuatTueNguyen@gmail.com

Hotline: 0914.900680

 

Công ty Luật tư vấn và đại diện Quý khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý về Doanh nghiệp (Thành lập, sửa đổi, sáp nhập, giải thể v.v..), Sở hữu trí tuệ (Bảo hộ logo, bản quyền, sáng chế, xử lý vi phạm....), Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Xin cấp, Điều chỉnh GCN Đầu tư, lập Công ty liên doanh...), Các loại giấy phép con (GP An toàn vệ sinh thực phẩm, ICP, Mạng XH trực tuyến, Sàn Giao dịch TM điện tử...)

Copyright © 2013. All rights reserved. / Thiết kế web HTSB