Một trong những yếu tố cũng như yêu cầu cơ bản để một sản phẩm được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thành công là sản phẩm đó phải có “sự khác biệt đáng kể” đối với các sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thành công trước đó.
Một sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp “có tính mới” và “khác biệt đáng kể” so với những sản phẩm khác được ra đời là kết quả của quá trình “lao động trí óc” của tác giả và chủ sở hữu.
Quá trình này tuy đã khó khăn nhưng để giữ được bí mật kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm đó lại càng khó khăn hơn, nhất là đối với các sản phẩm do các doanh nghiệp lớn thiết kế kiểu dáng, việc để lộ thông tin về kiểu dáng sản phẩm ra ngoài thị trường là điều rất khó tránh khỏi.
Điển hình nhất hiện nay là một vụ việc liên quan đến chiếc iPhone 5 đình đám của Apple, khi mà những bản mô tả chi tiết về kiểu dáng, cách thiết kế của chiếc smartphone này bị rò rỉ ra ngoài thị trường khi chưa được công bố chính thức. Kết quả là công nghệ bắt chước đạt đến đỉnh cao khi một công ty Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông đã cho ra lò một mẫu smartphone có tên Goophone i5, với vẻ ngoài giống hệt những chi tiết thiết kế bị rò rỉ của iPhone 5. Thậm chí sau khi chiếc iPhone 5 được công bố chính thức, công ty này còn tuyên bố sẽ kiện Apple nếu Apple ra mắt iPhone 5 thật ở Trung Quốc. Công ty này cho rằng họ đã giới thiệu Goophone i5 ở Trung Quốc trước, nên việc Apple iPhone 5 xuất hiện ở Trung Quốc sẽ vi phạm "bằng sáng chế" của họ, gây thiệt hại cho doanh thu Goophone i5.
Sự việc này đã cho thấy được tầm quan trọng của việc giữ bí mật kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm trước khi đăng ký. Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, các cá nhân, doanh nghiệp là tác giả của các sản phẩm có dự định đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần lưu ý một số vấn đề như sau:
1. Nếu như vô tình để người khác biết được kiểu dáng sáng tạo của sản phẩm của mình, việc lập ngay một hợp đồng bằng văn bản, trong đó nêu rõ kiểu dáng của sản phẩm đó là bí mật, cần phải được thực hiện ngay lập tức để tránh những hậu quả phát sinh sau này.
2. Công khai kiểu dáng của sản phẩm trên các phương tiện truyền thông như: quảng cáo trên tivi, báo, catalog…đối với những kiểu dáng đã được bộc lộ công khai thế này sẽ không được coi là kiểu dáng có tính “mới”. Tuy nhiên ở một số nước, kiểu dáng được công bố công khai để đăng ký sẽ được pháp luật cho phép một “ân hạn” từ 6 tháng đến 1 năm.
Trong thời hạn này, tuy không thể có sự độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ ân hạn, nhưng tác giả có thể tiếp thị, quảng cáo rộng rãi kiểu dáng của mình mà không làm mất đi “tính mới” của kiểu dáng và vẫn có thể tiến hành đăng ký kiểu dáng như bình thường.
3. Với một số các quốc gia không tồn tại quy định về ân hạn thì tác giả kiểu dáng công nghiệp vẫn có thể có một ngoại lệ trong trường hợp bộc lộ kiểu dáng công nghiệp tại một “cuộc triển lãm quốc tế chính thức” cho đến 6 tháng trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng mà không làm mất “tính mới” của kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay rất ít triển lãm được coi là “triển lãm quốc tế chính thức”, do vậy để đảm bảo tối đa quyền lợi cho tác giả, việc nộp đơn đăng ký trước khi công khai trưng bày kiểu dáng là điều cần thiết phải thực hiện.
Đọc thêm bài viết để Quý khách hàng có thể hiểu thêm về chúng tôi:
WHY US - Vì sao NÊN chọn CHÚNG TÔI?
Đọc thêm bài viết liên quan:
- Đăng ký độc quyền kiểu dáng ở đâu?
- Tra cứu khả năng đăng ký của Kiểu dáng
- Thủ tục gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng
- Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Quyền của Chủ sở hữu Kiểu dáng công nghiệp
- Đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp là gì?
Bài thuộc lĩnh vực tương tự:
- Thủ tục đăng ký thương hiệu, logo
- Giấy ủy quyền đại diện
- Thủ tục đăng ký sáng chế
- Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả (phần mềm máy tính, tác phẩm viết, gameshow....)