Thủ tục đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ. Theo đó, cũng giống như việc đăng ký sáng chế tại các quốc gia Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp... chủ sở hữu sáng chế phải cung cấp cho cơ quan sáng chế Thụy Sỹ bộ hồ sơ đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ.
Giải pháp kỹ thuật (sáng chế) phải được nộp đơn đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ và được đồng ý cấp giấy chứng nhận độc quyền sáng chế tại Thụy Sỹ thì chủ sở hữu mới được độc quyền tại Thụy Sỹ.
1. Đăng ký sáng chế Quốc tế
Để nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế người nộp đơn có thể lựa chọn nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn quốc tế thông qua các hiệp ước, công ước quốc tế về đăng ký sáng chế mà quốc gia đó là thành viên
Tại Thụy Sỹ: Đăng ký sáng chế quốc tế theo công ước Paris
- Bản mô tả sáng chế (bao gồm cả phần mô tả chi tiết, phần tóm tắt, yêu cầu bảo hộ)
- Bản vẽ hoặc bộ ảnh chụp sáng chế (nếu có)
- Thông tin người nộp đơn và chủ sở hữu sáng chế
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên theo công ước Paris (12 tháng) (bản sao đơn đầu tiên nộp tại một trong số các nước thành viên)
Tại Thụy Sỹ: Đăng ký sáng chế quốc tế theo hiệp ước hợp tác sáng chế PCT
- Công bố đơn quốc tế PCT, báo cáo sơ bộ tra cứu sáng chế quốc tế
- Bản dịch chi tiết bản mô tả sáng chế
- Bộ ảnh vẽ hoặc ảnh chụp sáng chế
Hiệu lực bằng độc quyền sáng chế tại Thụy Sỹ
- Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn
- Hàng năm chủ sở hữu sáng chế phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực
2. Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ:
+ Bản tóm tắt sáng chế
+ Yêu cầu bảo hộ sáng chế
+ Thông tin tác giả (tên, địa chỉ, quốc tịch)
+ Thông tin của chủ sở hữu/ người nộp đơn (tên, địa chỉ, người đại diện)
+ Ảnh chụp hoặc hình vẽ sáng chế
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Nếu có)
+ Công bố của tác giả