1. Yêu cầu để thực hiện việc nộp đơn đăng ký sáng chế
Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Đơn phải được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trước khi kết thúc tháng thứ 31 kể từ ngày ưu tiên.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT
c. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Có tính mới; - Có trình độ sáng tạo; - Có khả năng áp dụng công nghiệp.
d. Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Có tính mới; - Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Quy trình đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam
- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có chỉ định Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam).
- Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn PCT có chỉ định Việt Nam được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại Việt Nam.
3. Nộp đơn sáng chế có chỉ định tại Việt Nam theo cách nào?
- Trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng quốc tế.
- Qua bưu điện.
- Qua đại diện sở hữu công nghiệp
4. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a,Tờ khai (theo mẫu);
b, Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
c, Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: Bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt;
d, Chứng từ nộp phí, lệ phí quốc gia.
5. Thời hạn tiến hành trình tự thủ tục:
- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;
- Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.
6. Dịch vụ đăng ký sáng chế PCT có chọn Việt Nam của TUỆ NGUYỄN LEGAL
a. Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ sáng chế / giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;
b. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
c. Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
d. Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;
e. Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
f. Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài;
g. Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng thực hiện phúc đáp, khiếu kiện các Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm, phản đối, kiến nghị thay đổi quyết định;