Đăng ký sáng chế tại Việt Nam- Hướng dẫn đăng ký sáng chế quốc tế. Đối với đơn đăng ký quốc tế nộp tại Việt Nam thường gặp phải là các đơn nộp theo hiệp ước hợp tác sáng chế PCT hoặc công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với yêu cầu hưởng hưởng ngày ưu tiên từ những đơn được nộp sớm hơn ở nước xuất xứ.
Các đơn sáng chế quốc tế không chỉ đa dạng về đối tượng mà còn phức tạp về nội dung với các ứng dụng khoa học tiên tiến nhất do đó việc thẩm định được các nội dung đó đòi hỏi phải có một nền tảng kiến thức chuyên sâu, hệ thống nguồn tài liệu lớn mà tại Việt Nam với hệ thống pháp luật sáng chế còn khá non trẻ nên việc thẩm định các đơn có nội dung phức tạp thường rất khó khăn. Trong khi đó các đơn quốc tế trước khi chỉ định vào Việt Nam đều đã được nộp đơn tại nước ngoài kèm theo đó là các văn bản kết luận xét nghiệm nội dung đơn. Chính bởi vậy, trong thực tiễn công tác xét nghiệm đơn, các xét nghiệm viên thường sử dụng luôn kết quả xét nghiệm đơn của nước ngoài để đánh giá các điều kiện bảo hộ của giải pháp kỹ thuật trong đơn nộp tại Việt Nam.
Việc sử dụng kết quả thẩm định của các cơ quan sáng chế nước ngoài để đánh giá các giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký giúp cho Cục Sở Hữu Trí Tuệ tiết kiệm được cả về mặt thời gian và kinh phí. Thay vì phải mất rất nhiều thời gian và công sức để cho một xét nghiệm viên đánh giá được một đối tượng phức tạp thì việc sử dụng kết quả thẩm định của cơ quan sáng chế nước ngoài lại trở nên hữu ích. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra đòi hỏi các thẩm định viên phải xem xét một cách kỹ càng trước khi sử dụng các kết quả thẩm định đơn của nước ngoài bởi lẽ mỗi một quốc gia lại có một chế độ chính trị - xã hội, một chính sách phát triển và một hệ thống các điều kiện bảo hộ sáng chế khác nhau. Mặt ưu điểm luôn đi kèm với các khuyết điểm của nó và đương nhiên khi thẩm định viên lạm dụng các kết quả thẩm định của cơ quan sáng chế nước ngoài sẽ làm phá vỡ đi sự thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia về bảo hộ sáng chế. Ví dụ như: tại Nhật Bản, chương trình máy tính là một trong số những đối tượng được bảo hộ quyền sáng chế nhưng tại Việt Nam thì đây lại là một trong số những trường hợp ngoại trừ khỏi đối tượng được bảo hộ sáng chế. Do đó nếu một đơn gốc nộp tại Nhật Bản yêu cầu bảo hộ cho một chương trình máy tính và chương trình máy tính đó đáp ứng được yêu cầu về tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp thì Cục Sáng chế Nhật Bản sẽ đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế cho chương trình đó. Và đương nhiên khi chỉ định vào Việt Nam, nếu các thẩm định viên chỉ đồng ý sử dụng kết quả thẩm định của Cục Sáng Chế Nhật Bản thì chương trình máy tính đó sẽ được cấp bằng sáng chế tại Việt Nam và rõ ràng việc cấp này là không chính xác vì đã cấp cho một đối tượng bị loại trừ.
Các liên kết quan trọng:
Đọc thêm bài cùng lĩnh vực:
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở đâu?
- Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả (phần mềm máy tính, tác phẩm viết, gameshow....)
- Thủ tục Đăng ký độc quyền sáng chế
Tham khảo các mẫu Giấy ủy quyền
- Giấy ủy quyền bằng tiếng Anh;
- Giấy ủy quyền tiếng Việt cho cá nhân;
- Giấy ủy quyền bằng tiếng Việt cho công ty/doanh nghiệp