Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Một trong những yêu cầu khi thẩm định nội dung là kiểu dáng phải có khả năng áp dụng công nghiệp, vậy, đánh gái khả năng này được quy định như thế nào:
a) Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu căn cứ vào các thông tin về kiểu dáng công nghiệp được trình bày trong đơn, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể dùng kiểu dáng công nghiệp đó làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đó.
Khái niệm “người có hiểu biết trung bình” về lĩnh vực tương ứng được hiểu theo quy định tương ứng tại điểm 23.6.a của Thông tư này.
b) Trong các trường hợp sau đây, đối tượng nêu trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:
(i) Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định (các sản phẩm ở thể khí, chất lỏng...);
(ii) Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn;
(iii) Các trường hợp với lý do xác đáng khác.
Đọc thêm bài viết liên quan:
- Đăng ký độc quyền kiểu dáng ở đâu?
- Tra cứu khả năng đăng ký của Kiểu dáng
- Thủ tục gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng
- Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Quyền của Chủ sở hữu Kiểu dáng công nghiệp
- Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp là gì?
Bài thuộc lĩnh vực tương tự:
- Thủ tục đăng ký thương hiệu, logo
- Giấy ủy quyền đại diện
- Thủ tục đăng ký sáng chế
- Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả (phần mềm máy tính, tác phẩm viết, gameshow....)