Đơn đăng ký sáng chế được xem xét yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Một vấn đề khác trong công tác xét nghiệm đơn sáng chế tại Việt Nam đó là việc xác định nguồn thông tin cần thiết.
Theo pháp luật hiện hành thì để đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo cảu giải pháp, thẩm định viên có thể dựa trên những nguồn thông tin tối thiểu như sau:
(i) Tất cả các đơn đăng ký sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận có cùng chỉ số phân loại với chỉ số phân loại của đối tượng nêu trong đơn đang được thẩm định - tính đến chỉ số phân lớp (chỉ số hạng thứ ba) và có ngày công bố sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định;
(ii) Các đơn đăng ký sáng chế hoặc các văn bằng bảo hộ sáng chế do các tổ chức, quốc gia khác công bố, trong vòng 25 năm trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu sáng chế có tại Cục Sở hữu trí tuệ và các nguồn thông tin khác do Cục Sở hữu trí tuệ quy định.
Như vậy, pháp luật hiện mới chỉ dừng lại ở việc quy định các nguồn thông tin tối thiểu một cách chung chung, đòi hỏi các thẩm định viên phải tự phán đoán rằng liệu giải pháp kỹ thuật đó sẽ được áp dụng và có lợi ích đối với điều kiện của quốc gia nào khác trên thế giới để có thể khoanh vùng phạm vi các quốc gia có thể sáng chế đã hiện diện để đánh giá các tiêu chí bảo hộ của sáng chế. Đây cũng là một trong số những lý do khiến cho việc thẩm định đơn sáng chế kéo dài hơn nhiều so với thời gian luật định gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của chủ sở hữu và thực tế không có sáng chế nào được hưởng độc quyền trọn vẹn trong vòng 20 năm kể từ ngày nó chính thức được nhà nước công nhận.