Đăng ký thương hiệu

Quy định về nhập khẩu song song

3900 người đọc

Luật SHTT có quy định về quyền ngăn cấm và giới hạn của quyền này. Theo đó, tổ chức/cá nhân khi đã được xác lập văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) có đầy đủ các quyền như chiếm hữu, định đoạt và sử dụng các đối tượng SHCN đó

Trong các quyền này có quyền quy định tại Điều 125 Luật SHTT là chủ sở hữu đối tượng SHCN và tổ chức/cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng các đối tượng SHCN. Tuy nhiên, Luật cũng quy định những trường hợp sử dụng các đối tượng SHCN thuộc quyền của tổ chức/cá nhân khác nhưng không bị coi là xâm phạm .

 

Một trong các trường hợp đó được cụ thể hóa tại Điều 125.2.b Luật SHTT là không được ngăn cấm khi tổ chức/cá nhân khác lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do chính chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.

 

Trong quy định này có trường hợp nhập khẩu sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp. Hành vi nhập khẩu này thường được gọi là nhập khẩu song song. Nội dung nhập khẩu song song là nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm có nhãn hiệu được bảo hộ từ nguồn không chỉ là do chính chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp mà do người được cấp li xăng, người được phân phối hoặc hãng con, chi nhánh cung cấp.

 

Như vậy, dấu hiệu khách quan của nhập khẩu song song là việc tổ chức/cá nhân nhập khẩu vào Việc Nam sản phẩm, hàng hóa mang các nhãn hiệu được bảo hộ của người khác tại Việt Nam. Đối tượng của hành vi nhập khẩu song song là hàng hoá nhập khẩu mang nhãn hiệu được bảo hộ được sản xuất từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam bởi những người có quyền sử dụng hợp pháp đối với các nhãn hiệu này. Thông thường là các cơ sở có hợp đồng li-xăng với chủ sở hữu nhãn hiệu, chi nhánh hoặc công ty con. Chủ thể của hành vi nhập khẩu (người tiến hành hành vi nhập khẩu)  có thể là bất kỳ tổ chức/cá nhân nào.

 

Quy định của Luật SHTT phù hợp với quy định của TRIPS. Theo giải thích số 13 của TRIPS đối với Điều 51 quy định về đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan, theo đó các thành viên của WTO không có nghĩa vụ phải áp dụng các thủ tục đó đối với việc nhập khẩu hàng hoá đã được chủ thể quyền hoặc người được sự đồng ý của chủ thể quyền đưa ra thị trường của một nước khác hoặc đối với hàng hoá quá cảnh.      

 

Một số nước quy định, chủ thể quyền nhãn hiệu có quyền ngăn cản người thứ ba nhập khẩu sản phẩm được mang nhãn hiệu bảo hộ, bất kể hàng nhập khẩu đến từ nguồn nào, hoặc bất kể hàng nhập khẩu có phải do chủ sở hữu đưa ra thị trường hay không. Pháp luật của các nước này quy định cấm nhập khẩu song song để bảo vệ thế độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Thế nhưng, nếu quy định như vậy sẽ dẫn tới sự lạm dụng độc quyền, ngăn  cản hàng hóa lưu thông từ nước này sang nước khác và không có lợi cho các nước đang phát triển.

 

Vì vậy, nhiều nước khác coi nhập khẩu song song là hành vi hợp pháp về nhãn hiệu vì các sản phẩm, hàng hoá này được sản xuất và đưa ra thị trưòng trong và ngoài nước bởi những chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng này.

 

Việc Luật SHTT và TRIPS cho phép nhập khẩu song song, cho phép tự do nhập khẩu sản phẩm do chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường các nước khác, được coi là các biện pháp tự vệ nhằm giới hạn quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, để bảo vệ lợi ích xã hội trước sự lạm dụng độc quyền của chủ thể quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia trước sức ép của các nước lớn.

 

Hành vi nhập khẩu song song được thể hiện ở các dạng như sau:

 

Thứ nhất, công ty A (Mỹ) chuyên sản xuất máy khoan có thị trường tại Mỹ, thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng sản xuất loại máy khoan này để bán tại thị trường Việt Nam với giá rẻ hơn thông qua nhà phân phối được ủy quyền. Nhãn hiệu sử dụng cho máy khoan của công ty được bảo hộ tại Mỹ và Việt nam. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, việc kiểm soát phân phối này không được thực hiện triệt để nên hàng hóa rơi vào kênh phân phối không chính thức (không được ủy quyền) và có một số được nhập khẩu lại vào Mỹ.

 

Thứ hai, một nhà sản xuất, là công ty A (Đức), cấp li-xăng nhãn hiệu  A cho một nhà nhập khẩu độc quyền B (Việt Nam). Với sự đồng ý của công ty A (Đức), công ty B (Việt Nam) đăng ký bảo hộ nhãn hiệu A và trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu này tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một công ty thương mại X tại Malaysia nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiêu A từ công ty A (Đức) vào Malaysia để kinh doanh, nhưng sau đó Công ty X này lại bán hàng này vào thị trường Việt Nam. Công ty B (Việt Nam) không có quyền yêu cầu Hải quan ngăn cấm nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu A vào Việt nam.

 

 Thứ ba, một nhà sản xuất Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu A. Ngoài kinh doanh nội địa còn xuất khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu của mình sang các thị trường nước ngoài. Nhưng sau đó các sản phẩm này lại được công ty khác nhập khẩu vào lại Việt Nam.

 

Thứ tư là đặt hàng qua thư. Hình thức này đang và sẽ phát triển nhờ hệ thống internet và là một nguồn quan trọng của nhập khẩu song song. Công ty A ở nước ngoài đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và đưa hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Những nhà nhập khẩu nhỏ, người bán lẻ ở Việt Nam có thể mua hàng trực tiếp qua catalog từ các nhà buôn lớn ở nước ngoài hoặc gửi thư đặt hàng ở các thị trường khác nhau có bán hàng hóa do công ty A đưa ra thị trường.

 

Vậy làm thế nào để biết hàng hóa đó có sử dụng nhãn hiệu của chủ thể quyền có phải là hàng hóa do chính chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường hợp pháp ở nước ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không và được coi là hàng hóa nhập khẩu song song  để không bị ngăn cấm.

 

Trong quá trình xử lý vụ việc nghi ngờ hàng hóa nhập khẩu xâm phạm quyền nhãn hiệu, cơ quan có thẩm quyền cần yêu cầu chủ nhãn hiệu chứng minh các hàng hóa đó không phải do họ, người được cấp li - xăng, công ty mẹ hoặc con, chi nhánh ở nước ngoài đưa ra thị trường. Họ cần cung cấp danh mục các nước mà họ có cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc bất hợp pháp về nhãn hiệu.

 

Trên thân máy ghi xuất xứ là Hungary. Vậy cần làm rõ Nokia có cơ sở sản xuất ở nước này không, có quan hệ li-xăng với công ty nào ở đây không. Nếu Nokia chứng minh không có mối liên hệ nào với bất kỳ cơ sở nào ở Hungary về nhãn hiệu cho hàng hóa là điện thoại thì rõ ràng lô hàng này có gắn nhãn hiệu Nokia bất hợp pháp.

Nokia cũng cần phải chứng minh lô hàng này không phải do họ sản xuất và đưa ra thị trường. Bằng chứng là số imei trên từng điện thoại không phải là số của họ. Và cuối cùng là sự khác biệt của các dấu hiệu khác trên máy và trên bao bì.

 

Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ngày càng được sản xuất bằng các công nghệ mới, tinh vi hơn nên rất khó phân biệt. Để chống lại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chủ thể quyền cũng áp dụng nhiều biện pháp công nghệ để tự bảo vệ hàng hóa của mình. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp chỉ chính chủ hàng hóa mới có thể nhận biết sự khác biết của hàng giả và hàng thật. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền xử lý thường yêu cầu chủ thể quyền phải lựa chọn, xác nhận trong toàn bộ lô hàng nhập khẩu bị nghi ngờ, đâu là hàng của chính mình đưa ra thị trường, đâu là hàng giả và chịu trách nhiệm về sự xác nhận đó.

 

Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ngày 12.1.2010, do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại  Điều 32 - Cung cấp chứng cứ, thông tin xác định vi phạm có dự định quy định:

 

Chủ thể quyền và người đại diện được uỷ quyền của chủ thể quyền có thể đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm cho phép tham gia và hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xác định hàng thật, hàng giả, xác định yếu tố vi phạm trên hàng hoá, vật phẩm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện kinh doanh và biện pháp xử lý hàng hoá, dịch vụ vi phạm.

 

Như vậy có thể tránh được việc nhầm lẫn khi xác định hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp và bất hợp pháp khi sử dụng nhãn hiệu tại nuớc ngoài. Khắc phục trường hợp coi hàng hóa được nhập khẩu song song là hàng hóa xâm phạm quyền khi nhập khẩu.

 

Ngược lại, Phú Thịnh nếu muốn chứng minh đây là hàng hóa thuộc hình thức nhập khẩu song song thì phải có các chứng cứ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa là do chủ sở hữu nhãn hiệu, hoặc người được cấp li - xăng, hoặc chi nhánh, công ty con đưa ra thị trường nước ngoài và Phú Thịnh nhập về Việt Nam.

 

Hàng hóa nhập khẩu song song thường cạnh tranh về giá cả với hàng do chính chủ thể quyền hoặc đại lý độc quyền lưu thông và nhập khẩu. Vì vậy, họ không muốn hàng hóa được nhập khẩu song song.

 

Để tránh các tranh chấp khi ký hợp đồng li - xăng nhãn hiệu, liên quan đến việc nhập khẩu song song các hàng hoá đó, hai bên giao và nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cần đàm phán, làm rõ trong hợp đồng phạm vi lãnh thổ (không gian được thực hiện hành vi sử dụng nhãn hiệu trên hàng hóa)  mà bên nhận chuyển giao có quyền sử dụng nhãn hiệu.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOẶC YÊU CẦU DỊCH VỤ, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
 
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
 
 
Liên hệ Tư vấn thủ tục; Hồ sơ; Báo phí:

Vui lòng gọi: 0914.900680 - 0983.372401

 

Websites:

http://giayphepkinhdoanh.org: Chuyên trang Lập cty, Thay đổi ĐKKD, Giấy phép con 

http://dangkybanquyen.net.vn Chuyên trang Đăng ký Logo, Nhãn hiệu, Bản quyền

http://thutucdautu.net Chuyên trang Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 

Văn phòng Giao dịch:

Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, Số 105 phố Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805 - Email: LuatTueNguyen@gmail.com

 

Về Tuệ Nguyễn Legal

- Hồ sơ Năng lực tư vấn

- Vì sao Nên chọn Chúng tôi

Các dịch vụ khác

Văn phòng Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, Số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Email: LuatTueNguyen@gmail.com

Tel: 04.3992.7805 - Hotline: 0983.372401

 

Văn phòng TP.HCM

Địa chỉ: Số 79 Trương Định, Bến Thành, quận 1, TP.HCM 

Email: LuatTueNguyen@gmail.com

Hotline: 0914.900680

 

Công ty Luật tư vấn và đại diện Quý khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý về Doanh nghiệp (Thành lập, sửa đổi, sáp nhập, giải thể v.v..), Sở hữu trí tuệ (Bảo hộ logo, bản quyền, sáng chế, xử lý vi phạm....), Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Xin cấp, Điều chỉnh GCN Đầu tư, lập Công ty liên doanh...), Các loại giấy phép con (GP An toàn vệ sinh thực phẩm, ICP, Mạng XH trực tuyến, Sàn Giao dịch TM điện tử...)

Copyright © 2013. All rights reserved. / Thiết kế web HTSB