Khi nào sáng chế, khi nào phát minh?
Trong ngôn ngữ đời thường, từ sáng chế và phát minh đôi khi được sử dụng lẫn lộn, không rõ ràng, và rất nhiều người hiểu là sáng chế và phát minh là 2 khái niệm giống nhau.
Tuy nhiên, sáng chế và phát minh là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Phát minh là việc phát hiện ra các quy luật, hiện tượng và sự vật trong tự nhiên mà trước đó con người chưa biết tới. Ví dụ một ngày đẹp trời, Newton phát hiện quả táo rơi xuống đất, ông mới phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn.
Định luật này đã tồn tại trong tự nhiên rồi, tuy nhiên, trước Newton, do nhận thực của con người hạn chế, vì vậy chưa ai phát hiện ra.
Phát minh tồn tại trong khoa học tự nhiên, không tồn tại trong khoa học xã hội, con người áp dụng phát minh để giải thích thế giới khách quan, nhưng phát minh không thể trực tiếp vào quá trình sản xuất.
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Ví dụ, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT, nhằm mục đích phục vụ cho quá trình khai mỏ.
Sáng chế là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, để được bảo hộ sáng chế phải đáp ứng 3 tiêu chí:
Có tính mới (so với thế giới); có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.
Vậy, sự khác nhau giữa sáng chế và phát minh là rất cơ bản, phát minh không phải là sáng chế, do không có tính mới, và không được bảo hộ là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra, nó không tồn tại sẵn có trong tự nhiên.