Chiếm hữu quyền tác giả |
Được hiểu là nguồn gốc phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả của tác giả đối với tác phẩm của mình theo quy định pháp luật, trên cơ sở sáng tạo ra tác phẩm. Trong trường tác giả sáng tạo tác phẩm theo đơn đặt hàng thì tổ chức, cá nhân đặt hàng là chủ sở hữu quyền tác giả. Người thừa kế, người được chuyển giao quyền tác giả cũng là chủ sở hữu quyền tác giả. Một số luật quyền tác giả có quy định về việc phải tuân thủ một số thể thức như là điều kiện để được hưởng quyền tác giả; tuy nhiên, theo Công ước Berne, việc chiếm hữu quyền tác giả không phụ thuộc vào bất kỳ thể thức nào. |
Chiếm đoạn quyền sử dụng |
Trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan, chiếm đoạt quyền sử dụng thông thường được hiểu là việc sao chép các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã công bố bằng bất kỳ phương tiện nào, để phân phối công cộng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền. Việc tái phát sóng các chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác, không có sự cho phép của họ cũng được coi là hành vi chiếm đoạt quyền sử dụng. Việc định hình bất hợp pháp các cuộc biểu diễn trực tiếp, theo cách nói thông thường được gọi là "làm lậu" cũng là chiếm đoạt quyền sử dụng đối với cuộc biểu diễn. Cũng hiểu như vậy khi sao chép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không được sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. |
Cho phép |
Trong trường hợp sử dụng tác phẩm, cho phép là sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả để người khác có quyền sử dụng tác phẩm của mình theo một cách thức nhất định và theo những điều kiện cụ thể. Quyền cho phép sử dụng tác phẩm tạo nên cơ sở thực tiễn của quyền tác giả, để tác giả khai thác tác phẩm. Yêu cầu về việc cho phép được sử dụng và sự cho phép này xác lập một thoả thuận trong quan hệ quyền tác giả. Trong một số trường hợp cụ thể, các công ước quốc tế chấp thuận cho thay thế những thoả thuận như vậy bằng giấy phép luật định hoặc giấy phép bắt buộc. Tương tự như vậy, việc sử dụng các cuộc biểu diễn, các bản ghi âm, ghi hình và các chương trình phát sóng phải tuân theo sự cho phép theo quy định pháp luật dành sự bảo hộ cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng. Xem thêm các mục Giấy phép, Quyền liên quan, Quyền của các tác giả Công ước Berne, Điều 14(2) Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC), Điều V(2)(a) Luật mẫu Tunis, Điều 14 Luật mẫu Rome, Điều 2 |
Chủ sở hữu chung hợp nhất |
Theo Bộ Luật dân sự, Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Việt Nam thì, chủ sở hữu chung hợp nhất trong lĩnh vực quyền tác giả là đồng chủ sở hữu quyền tác giả. Việc thực thi các quyền đối với tác phẩm trong trường hợp này, phải được sự chấp thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, trong trường hợp tác phẩm do các đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu cùng sáng tạo gồm các phần riêng biệt, có thể tách ra để sử dụng độc lập, thì mỗi người có quyền sử dụng phần riêng biệt của mình và được hưởng quyền tác giả đối với phần đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, Điều 740 Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2005, Điều 38 |
Chủ sở hữu quyền liên quan |
Được hiểu là các cá nhân, tổ chức có quyền tài sản đối với các đối tượng của quyền liên quan. Theo các quy định tại Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì, chủ sở hữu quyền liên quan là các tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng là chủ sở hữu đối với các quyền liên quan. Theo thông lệ và pháp luật của các quốc gia, các bản ghi âm đã được công bố khi sử dụng lại trong hoạt động kinh doanh, thương mại thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng được hưởng nhuận bút, thù lao từ việc sử dụng này. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2009, Điều 33, 44 |
WHY US - VÌ SAO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI?