Chủ sở hữu quyền tác giả |
Được hiểu là người nắm giữ quyền tác giả đối với tác phẩm, là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền tác giả. Luật quyền tác giả một số nước cho phép chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả. Người được chuyển giao sẽ trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả đã được chuyển giao. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thì tác giả và các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả; cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả; người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật là chủ sở hữu quyền tác giả được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó; người được chuyển giao quyền tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các quyền được chuyển giao; nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp tác phẩm còn thời hạn bảo hộ, nhưng không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc không được quyền hưởng di sản. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2009, Điều 36, 37, 38, 39, 40, 41 |
Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả |
Được hiểu là người có quyền tài sản đối với tác phẩm, nhưng không phải là tác giả sáng tạo tác phẩm. Pháp luật Việt Nam quy định chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả trong các trường hợp là: tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; người thừa kế; người được chuyển giao quyền; Nhà nước, trong trường hợp tác phẩm còn thời hạn bảo hộ, không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc không được quyền nhận di sản. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2009, Điều 39, 40, 41, 42 |
Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả |
Được hiểu là người có quyền tài sản đối với tác phẩm. Theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì, chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả khi tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Theo đó, tác giả sẽ có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2009, Điều 37 |
Chương trình ghi âm |
Là định hình âm thanh của cuộc biểu diễn hoặc bất kỳ âm thanh nào. Các bản ghi âm (đĩa than) dành cho máy quay đĩa hoặc băng cassettes dành cho máy cassettes là các bản sao của chương trình ghi âm. Xem thêm các mục Bản ghi âm, Ghi âm các tác phẩm âm nhạc, Ghi âm Công ước Rome, Điều 3(b) Công ước Geneva, Điều 1(a) |
Chương trình máy tính |
Là những bộ lệnh, khi được kết hợp lại trong môi trường có thể đọc được bằng máy, có thể tạo cho máy khả năng xử lý thông tin, thực hiện hoặc đem lại chức năng, nhiệm vụ hoặc kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Việc bảo hộ chương trình máy tính được đặt ra trên phạm vi quốc tế tại Hiệp định Trips về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Việt Nam thì, chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, Điều 14, 22 Hiệp định Trips, Điều 10 Hiệp ước WCT, Điều 4. |
Chương trình phát sóng |
Được hiểu là bất kỳ chương trình nào được truyền đến công chúng bằng cách phát sóng. Nó cũng thường được hiểu đồng nghĩa với việc phát sóng. Xem thêm mục Phát sóng các tác phẩm Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, Điều 4, 31 Công ước Berne, Điều 11 bis(1)(ii) Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC), Điều V ter (8)(ii) Công ước Rome, Điều 2(1) Luật mẫu Tunis, Phục lục, Điều A5(1)(ii) Luật mẫu Rome, Điều 1(vii) |
Chương trình vi đi ô |
Là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tất cả các loại định hình chương trình nghe nhìn, được thể hiện trong băng vi đi ô. Tương tự như vậy, sẽ có chương trình băng cassestes, chương trình đĩa các loại hoặc các chất liệu vật chất khác. Xem thêm các mục Tác phẩm nghe nhìn, Băng vi đi ô; |
WHY US - VÌ SAO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI?