Đại quyền (Grand droits) |
Thuật ngữ của tiếng Pháp thường được sử dụng để chỉ quyền biểu diễn tác phẩm nhạc vũ kịch. Nó đối nghĩa với "tiểu quyền" (Petits droits) chỉ quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc phi nhạc vũ kịch. Xem thêm mục Tiểu quyền (Petits droits) |
Đăng ký |
Được hiểu trong lĩnh vực quyền tác giả, là việc khai báo các thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu và hợp đồng có liên quan tới các quyền của tác giả đối với tác phẩm, để được cấp giấy chứng nhận và vào sổ đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại một số quốc gia chủ yếu là Mỹ la tinh, đăng ký được coi là điều kiện về sự hiện hữu của quyền tác giả đối với tác phẩm, như quy định của Luật quyền tác giả Argentina, Colombia, Costa Rica, Liberia, Nicaragua, Panama, Paraguay, Tây Ban Nha. Hay đăng ký để xác lập hiệu lực của hợp đồng tương ứng, chủ yếu là đối với các bên thứ ba, như quy định của Luât quyền tác giả Argentina, Brazin, Canada, Chi lê, Panama, Paraguay, Bồ Đào Nha, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Một số quốc gia chỉ coi việc đăng ký như là một điều kiện về thủ tục mà không coi đó là điều kiện phát sinh quyền tác giả hoặc hiệu lực của hợp đồng được đăng ký, như quy định của Luật quyền tác giả Bangladesh, Philipphin, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, như quy định của Luật quyền tác giả Colombia, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đối với đăng ký hợp đồng. Một số nước thì yêu cầu đăng ký bắt buộc tác phẩm không có bất kỳ ảnh hưởng tới quyền tác giả, hoặc chỉ như là một khả năng lựa chọn nhằm đạt được bằng chứng hiển nhiên. Công ước Berne (Điều 5(2)) coi việc hưởng và thi hành các quyền không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục hình thức nào như là đăng ký; Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC), cũng không cho phép yêu cầu đăng ký như là điều kiện của quyền tác giả. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Việt Nam, đăng ký không phải là điều kiện bắt buộc để được bảo hộ quyền tác giả hoặc xác lập hiệu lực của hợp đồng, không phải là điều kiện thủ tục tiên quyết và cũng không đòi hỏi đăng ký bắt buộc tác phẩm. Tác giả, chủ sở hữu quyền đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký bảo hộ tác phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đã đăng ký khi có tranh chấp, trừ khi có chứng cứ ngược lại. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2005, Điều 49 Công ước Berne, Điều 5(2) |
Đạo diễn chính của một tác phẩm điện ảnh |
Là người quản lý, lãnh đạo và chịu trách nhiệm dàn dựng biên tập cuối cùng của việc sản xuất tác phẩm điện ảnh. Đạo diễn chính là tổng đạo diễn trong trường hợp có nhiều đạo diễn khác dưới quyền, hoặc có các phó đạo diễn, đạo diễn phụ, đạo diễn âm thanh, đạo diễn ánh sáng, đạo diễn trường quay, đạo diễn phân cảnh quay v.v… . Công ước Berne và một số luật quyền tác giả quốc gia các quy định các điều khoản đặc biệt về quyền làm tác giả của đạo diễn đối với toàn bộ tác phẩm điện ảnh. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2005, Điều 21 Công ước Berne, Điều 14 bis (3) |
Đạo văn (trộm văn) |
Được hiểu chung là hành vi trình bầy và thể hiện toàn bộ hoặc một phần tác phẩm của người khác như là tác phẩm của chính mình. Đạo văn là hành vi xấu xa rất đáng phê phán, bởi vì nó diễn ra ngay trong quan hệ giữa những nhà sáng tạo với nhau. Đạo văn không được hiểu lẫn lộn với việc sử dụng tự do theo quy định của pháp luật, để sáng tạo một tác phẩm nguyên thuỷ mới trong việc trích dẫn hợp lý tác phẩm của người khác. Việc trích dẫn tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ phần trích dẫn được coi là đạo văn. Xem thêm các mục Hạn chế và ngoại lệ; Sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả thù lao. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2005, Điều 25 |
Đền bù |
Là việc áp dụng các biện pháp thi hành đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Các biện pháp này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền. Việc bồi thường thiệt hạn cho các chủ thể quyền do hành vi xâm hại gây ra là một trong các biện pháp đền bù. Xem thêm các mục Tố tụng chống vi phạm, Chế tài Công ước Berne, Điều 5(2) |
Điều ước quốc tế về về quyền tác giả |
Là các cam kết quốc tế bảo hộ song phương và đa phương về quyền tác giả, trong đó ghi nhận việc bảo hộ lẫn nhau cho công dân hoặc người thường trú của các quốc gia thành viên trên trên phạm vi lãnh thổ các nước thành viên, theo nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc tối huệ quốc hoặc cả hai nguyên tắc này. Công dân và pháp nhân của các nước thành viên của các điều ước quốc tế được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ quy định tại điều ước quốc tế. Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết với Chính phủ Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả, có hiệu lực ngày 23/12/1998 và Chính phủ Liên bang Thuỵ sỹ Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, có hiệu lực ngày 8/6/2000. Hiệp định thương mại giữa Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong đó có chương II về sở hữu trí tuệ với 18 điều, đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 là các điều ước quốc tế song phương. Việt Nam đồng thời cũng là thành viên của năm điều ước quốc tế đa phương, gồm: Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ; Công ước Brussels liên quan đến phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã mã hoá; Hiệp định TRIPs về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. |
WHY US - VÌ SAO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI?