Định hình |
Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định, để từ đó, con người có thể cảm nhận, sao chép hoặc truyền đạt. Xem thêm mục Sao chép, Quyền cơ khí Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2009, Điều 6, Điều 16, Điều 17, Điều 27, Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 50. Công ước Berne, Điều 11 bis(3) Công ước Rome, Điều 15(1)(c) Luật mẫu Tunis, Điều 8 |
Định hình lần đầu âm thanh |
Là sự thể hiện nguyên thuỷ các âm thanh biểu diễn trực tiếp, hoặc của bất kỳ các âm thanh nào, không phải được lấy từ bản định hình khác đang tồng tại, vào một trong số các hình thức vật chất bền vững như là băng, đĩa các loại, hoặc bất kỳ dạng vật liệu thích hợp nào khác, cho phép con người có thể cảm nhận, sao chép hoặc truyền đạt. Định hình lần đầu các âm thanh không được nhần lẫn với công bố lần đầu. Xem thêm các mục Định hình, Định hình ghe nhìn, Ghi thử, Ghi âm tác phẩm âm nhạc, Ghi hình Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2005, Điều 16 Công ước Rome, Điều 3(c) Công ước Geneva (1(b) Luật mẫu Rome, Điều 1(ii) |
Định hình nghe nhìn |
Là việc ghi lại đồng thời âm thanh và hình ảnh những cảnh thực, hoặc từ các cuộc biểu diễn hoặc tường thuật trực tiếp tác phẩm dưới bất kỳ dạng vật liệu thích hợp nào, cho phép con người có thể cảm nhận, sao chép hoặc truyền đạt. Định hình nghe nhìn một tác phẩm được biểu diễn hoặc tường thuật tác phẩm thường được coi là sao chép chính tác phẩm đó. Xem thêm các mục Tác phẩm nghe nhìn, Ghi thử, Định hình lần đầu âm thanh, Chương trình vi đi ô, Băng vi đi ô. |
Định hình tạm thời |
Là việc định hình âm thanh hoặc hình ảnh hoặc đồng thời cả âm thanh và hình ảnh cuộc biểu diễn hoặc chương trình phát sóng. Quá trình này tạo ra bản sao tạm thời, từ các phương tiện riêng của một tổ chức phát sóng và được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, phục vụ cho chính việc phát sóng của tổ chức phát sóng đó. Quy định về việc định hình tạm thời này tùy thuộc vào luật pháp quốc gia. Dựa trên đặc tính tư liệu ngoại lệ của định hình tạm thời, việc bảo quản chúng trong cơ quan lưu trữ nhà nước cũng được luật pháp quốc gia cho phép. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Việt Nam thì, các tổ chức phát sóng được định hình tạm thời để làm bản sao tạm thời phục vụ phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt, bản sao tạm thời đó được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ chính thức. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2009, Điều 32 |
Đoạn đối thoại |
Là phần đàm thoại giữa các nhân vật trong các tác phẩm văn học, tác phẩm sân khấu hoặc tác phẩm điện ảnh. Xem thêm mục Kịch bản phân cảnh quay, Kịch bản văn học Công ước Berne, Điều 14 bis(3) |
Đọc diễn văn trước công chúng |
Là trình bày bài diễn thuyết trước các cá nhân không thuộc một nhóm hay hội kín nào. Xem thêm các mục Diễn văn, Bài giảng, Bài phát biểu, Bài nói khác Công ước Berne, Điều 2 bis(2) |
Đòi quyền làm tác giả |
Là việc người sáng tạo ra tác phẩm đòi sự công nhận thực tế mình là tác giả của tác phẩm đó. Thông thường bằng cách đưa tên thật hoặc bút danh của tác giả lên bản gốc, các bản sao tác phẩm, hoặc bằng cách khác trong những trường hợp cụ thể, để chỉ ra tên tác giả khi sử dụng tác phẩm. Xem mục các Quyền làm tác giả, Các quyền tinh thần Bộ luật Dân sự 2005, Điều 738, Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2009, Điều 19, Công ước Berne, Điều 6 bis(1) Luật mẫu Tunis, Điều 4(1)(i) |
Đối xử quốc gia |
Là một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế tại các công ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan. Nguyên tắc này đảm bảo việc đối xử không kém thuận lợi hơn giữa công dân, pháp nhân của quốc gia thành viên này với công dân, pháp nhân quốc gia thành viên khác. Các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan được hưởng theo các công ước có liên quan tại các quốc gia thành viên khác ngoài quốc gia gốc nơi tác phẩm được công bố lần đầu, các quyền tương tự như các công dân của quốc gia, nơi có yêu cầu bảo hộ, đang được hưởng. |
WHY US - VÌ SAO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI?